Chăn Nuôi Thủy Sản Khu Vực Miền Bắc (Phần II)

phần I chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 7 loài cá nước ngọt dễ nuôi và thường được nuôi thương phẩm tại khu vực miền Bắc. Tiếp nối chủ đề này, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một số loài cá nước ngọt khác.

Cá Lóc Bông


Cá lóc bông là một giống cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong họ cá quả, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng sông nước ĐBSCL, rải rác ở Tây Nguyên.

Cá lóc bông có tốc độ tăng trưởng nhanh, thân hình lớn, có thể đạt chiều dài 25cm, con lớn nhất lên tới 75 - 100cm. Cá có miệng to và rộng, đầu rắn. Cá lóc bông là giống cá ăn thịt động vật tươi sống với bộ răng phát triển, răng nanh nhọn và sắc do đó nguồn thức ăn phong phú. Cá lóc bông thích hợp nuôi trong ao hoặc bè với trọng lượng đạt từ 1 - 1,5kg/con/năm.
Cá lóc bông được ở điều kiện:
  • Nhiệt từ 15 - 42 độ C, phù hợp nhất là từ 20 - 30 độ C.
  • Khả năng chịu mặn của cá cao, 22‰, cá càng lớn thì khả năng chịu mặn càng tốt
  • Độ pH từ 4 - 10. Do đó, nếu môi trường pH nước thấp dưới 4 khiến cá chép không sống được thì cá lóc bông vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Giống cá này ít xương, nhiều thịt, chất lượng thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng.

Cá Tai Tượng


Cá tai tượng là một loài cá xương có kích thước lớn nhất khi so với cá sặc, cá rô phi. Trọng lượng có thể đạt đến 50kg/con. Không chỉ phù hợp để nuôi trong ao hồ, đầm, nước tù, nước lợ mà giống cá tai tượng còn được nuôi làm cảnh trong bể kính.

Cá tai tượng phù hợp sống ở môi trường:
  • Nước có hàm lượng oxy 3mg/ lít
  • Độ mặn 6‰
  • Nhiệt độ nước từ 25 - 30 độ C
  • Độ pH trong nước là 5.
Cá tai tượng ăn tạp, tốc độ phát triển rất nhanh, cá từ 3 năm có thể nặng 2,5kg/con. Thịt cá ngon, được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là các món rán, chiên xù…

Cá Bống Tượng


Cá bống tượng được phân bố ở vùng ĐBSCL, Đồng Nai, sông Vàm Cỏ. Đay là giống cá có kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon nên được khai thác nuôi thương phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước.
Điều kiện sống lý tưởng của giống cá này:
  • Có thể sống ở nước có độ mặn không vượt quá 13‰
  • Hàm lượng oxy trong nước không thấp dưới 1mm/ lít
  • Độ pH = 5,5 - 8,3
  • Nhiệt độ nước ao duy trì từ 26 - 32 độ. Tuy nhiên từ 15 độ C, cá vẫn phát triển bình thường.
Không chỉ nuôi được trong ao đất mà cá bống tượng còn có thể nuôi thương phẩm trong bể xi măng với năng suất cao hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân.

Cá Trê Lai


Cá trê lai đang được nhân rộng theo mô hình nuôi thâm canh hiện nay là giống cá lai giữa trê phí và cá trê đen hoặc trê Phi và trê vàng. Cá trê lai có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, điều kiện nuôi tốt có thể tăng từ 100 - 150g/tháng.

Nuôi cá trê lai ít bệnh, ăn tạp, thịt cá được thị trường ưa chuộng nên trong danh sách các loài cá nước ngọt Việt Nam thì đây là giống cá cho hiệu quả kinh tế cao.
Điều kiện sinh trưởng của cá trê lai:
  • Nhiệt độ nước từ 7 - 39,5 độ C
  • Độ mặn của nước 15‰
  • Độ pH = 3,4 - 10,5
Đặc biệt do có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê lai có thể sống được ở môi trường có hàm lượng oxy thấp hơn, thậm chí sống ở trên cạn vài giờ mà không chết.
Do thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi trồng nên mô hình nuôi cá trê lai trong bể xi măng đang được phát triển ở nhiều địa phương giúp cho công tác quản lý, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch trở nên đơn giản, hiệu quả cao.

Cá Mè Vinh


Cá mè Vinh là cá nước ngọt thuộc họ cá chép đang được nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Nam với chiều dài đạt từ 10 - 20cm. Cá ăn tạp, nguồn thức ăn chính là sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ. Nuôi sau 6 tháng có thể đạt từ 150 - 240gr/con.

Điều kiện sống của giống cá mè vinh:
  • Nhiệt độ nước duy trì từ 13 - 33 độ C
  • Độ mặn của nước là 7‰
  • Độ pH thích hợp là từ 7 - 8
Cá mè vinh có thể nuôi cùng với một số giống khác như cá chép, cá rô phi, cá trôi, cá tra.

Cá Tra


Cá tra là giống cá nước ngọt có khả năng thích nghi tốt với môi trường, sống được ở mọi tầng nước, phù hợp với nhiệt độ ấm nóng của khu vực miền nam. Chúng sinh trưởng bình thường trong môi trường nước:
  • Có hàm lượng oxy thấp
  • Độ pH = 4,5
  • Độ mặn từ 8 - 10‰, sống được cả trong ao nước tù bẩn.
Đặc điểm: cá có da trơn, đẹp ngang, thân dài, bụng hơi có màu bạc, lưng màu xám đen, đầu nhỏ vừa phải nhưng miệng rộng, mắt to. Phần vây ở bụng có 8 tia phân nhánh.
Cá tra phân bố tự nhiên ở trên sông Tiền, khu vực biên giới giáp với Campuchia. Hiện nay giống cá nước ngọt dễ nuôi này được nuôi thâm canh trong ao hoặc lồng bè với quy mô lớn ở vùng ĐBSCL cho năng suất cao.
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Cá ương trong ao nuôi chỉ sau khoảng 2 tháng đã đạt 14 - 15gr. Cá 1 năm tuổi có thể tăng trưởng 1 - 1,5kg/con, nuôi 2 năm đạt từ 3 - 3,5kg/con.
Phương pháp sinh sản nhân tạo được áp dụng để sản xuất giống cá tra phục vụ nhu cầu nuôi trồng của các hộ dân trên cả nước. Do đó vãn đề giống luôn chủ động.

Cá Ba Sa


Cá ba sa là cá nước ngọt có đầu bằng, mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc quá một chút. Phần vây ở lưng và vây ở ngực có màu xanh xám. Vây bụng kéo dài tới hậu môn, vây hậu môn thì có máu trắng và trong.

Cá ba sa được phân bố ở nhiều nước như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ. Còn ở Việt Nam, giống cá nước ngọt này chủ yếu được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nuôi trong ao, cá sống được ở mọi tầng nước, điều kiện:
  • Hàm lượng oxy trong nước thấp
  • Độ pH = 4,5
  • Độ mặn của nước khoảng từ 0.8 - 1%.
Thịt cá béo ngậy, thịt ngọt nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có giá trị xuất khẩu cao. Chính vì vậy đây là một giống cá dễ nuôi, dễ chăm sóc cho hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn thức ăn của giống cá này là cá tạp, cá con, giun quế, giun đất, cua ốc, côn trùng, cám viên, rau củ, phân động vật...

Cá Chim Nước Ngọt


Cá chim trắng nước ngọt là cá có nguồn gốc từ vùng sông suốt Amazon, được nhập về Việt Nam vào năm 1998. Cá chim nước ngọt có hình dáng gần giống với cá chim ngoài biển.

Cá chim trắng nuôi trong ao nước ngọt thường sống ở tầng giữa và tầng đáy, có tập tính kiếm ăn theo đàn. Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi trong ruộng, lồng bè.
Nguồn thức ăn chính của cá là động vật phù du, cá tạp, cỏ, rau, mùn bã, các loại động vật thủy sinh, bột ngũ cốc, cám viên ép từ bột ngũ cốc, các loại giun, thịt động vật… Đây cũng là nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm ngay tại địa phương.
Chim trắng nước ngọt có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, nuôi cỡ 1 năm tuổi là cá có thể đạt từ 1 - 2kg. Tuy nhiên giống cá này có khả năng chịu lạnh kém, thường không phù hợp với khí hậu mùa đông lạnh buốt ở miền Bắc. Nếu muốn nuôi qua mùa đông, bà con phải có biện pháp chống rét cho cá.
Trên đây là danh sách các loại cá nước ngọt dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam để bà con tham khảo chọn giống trước khi bắt đầu với mô hình nuôi trồng của mình. Chúc bà con thành công!

Nhận xét